Bí mật về suối cá thần ở Thanh Hóa nhiều người chưa biết?

2571

Phongthuycanbiet.net: Suối cá thần ở Thanh Hóa từ lâu luôn ẩn chứa những câu chuyện huyền bí xung quanh nguồn gốc của loài cá cùng đền thờ rắn bên cạnh con suối kỳ diệu này.

Suối cá thần Cẩm Lương nép mình dưới chân núi Trường Sinh (bản Ngọc, Cẩm Lương, Cẩm Thủy, Thanh Hóa) cách thành phố Thanh Hóa khoảng 90km theo hướng Tây Bắc. Suối cá thần còn có tên gọi là suối cá Lương Ngọc, từ lâu đã rất nổi tiếng và là một trong những địa chỉ du lịch thu hút khách thập phương của Thanh Hóa.

suối cá thần ở thanh hóa

Hiện nay, phổ biến nhất vẫn là câu chuyện về nguồn gốc loài cá “lạ” này mà người dân địa phương vẫn kể cho nhau nghe, rằng: Xưa có vợ chồng tuổi đã cao vẫn chưa có con. Một hôm người vợ đi xúc cá vô tình xúc được một quả trứng lạ. Bà mang về, vợ chồng bàn nhau đem cho gà ấp thử. Một hôm thấy gà cục tác, bà ra xem thì thấy trứng nở được một con rắn. Hoảng quá hai vợ chồng mang rắn ra suối Ngọc để thả, kì lạ thay cứ thả thì tối lại thấy rắn về nhà. Như một cơ duyên, hai vợ chồng quyết định nuôi rắn.

Câu chuyện tâm linh  tiếp theo được người dân địa phương kể rằng, ngày xưa có một đôi vợ chồng nọ, vì đói quá nên khi đi ngang qua thấy suối nhiều cá đã bắt đem về làm thịt.

Nhưng khi nấu chín, mở vung nồi ra thì không thấy cá đâu mà chỉ thấy một màu nước trong veo như màu nước suối. Vợ chồng nhà này sợ quá phải làm lễ vật đem đến đền Ngọc thờ “Tứ phủ Long Vương” cúng để xin thần cá cùng trời đất ân xá, tha tội

Từ khi có rắn trong nhà, ruộng đồng có đủ nước cấy cày, cảnh hạn hán kéo dài trong vùng không còn. Chàng Rắn sống với gia đình và bản làng người Mường trong cảnh thanh bình, no ấm… Bỗng một đêm trời mưa to, sấm chớp ầm ầm, sáng ra dân làng thấy xác chàng Rắn nằm chết dạt vào chân núi Trường Sinh. Thương tiếc chàng Rắn, dân làng chôn chàng ngay dưới chân núi và lập đền thờ ngay trên mộ chàng.

Sau đó dân làng được thần linh báo mộng cho biết, chàng Rắn đã đánh nhau với thủy quái về phá hoại bản làng và được Thượng đế phong thần hiệu “Tứ phủ Long Vương”… Cũng từ đó, suối Ngọc trước cửa đền thờ có đàn cá cả ngàn con ngày đêm về chầu và người dân trong vùng không bao giờ ăn cá suối Ngọc…
đàn cá ở suối cá cẩm lương thanh hóa
Một giai thoại khác, có 2 thanh niên từ thành phố Thanh Hóa lên suối cá chơi và không tin là có chuyện bắt giết cá sẽ bị tai nạn. Thế là họ dùng đá ném chết một con cá. Trên đường về cả hai bị tai nạn chết. Đây chỉ là 2 trong số rất nhiều câu chuyện khiến suối cá thần ngày càng… thần hóa.
Người dân địa phương cho biết đàn cá sống ngoài suối và trong hang thường nặng chừng 6-7 kg/con. Ngày xưa, thỉnh thoảng một số người dân vẫn thấy “cá chúa”.

Theo sự mô tả được kể lại thì “cá chúa” nặng chừng 30-40 kg, có đôi mang đỏ như người phụ nữ đeo khuyên tai, mắt viền xanh đỏ, đuôi có chấm đỏ viền xanh… Sau đó, cửa hang bị sập nên nhỏ lại và “cá chúa” không ra ngoài được, chỉ sống giữa động nước trong lòng núi Trường Sinh.

Mỗi người dân là mỗi câu chuyện với những tình tiết được thêm thắt, càng làm tăng tính li kỳ, bí ẩn đối với nhiều du khách.
Không thể phủ nhận tính độc đáo và những giá trị văn hóa, môi trường cũng như du lịch mà “suối cá thần” đem lại, tuy nhiên những câu chuyện li kỳ, thần bí đôi khi khoác lên đó màu sắc ma mị, hoang đường về nó lại đang khiến dư luận hoang mang. Nhiều người vì tò mò bởi những câu chuyện huyền bí trên mà tìm “đến suối cá thần” để được… tận mục sở thị, nhưng cũng nhiều người thì sợ hãi và không dám đến nữa.