Phongthuycanbiet.net– Chấp niệm là gì? Buông bỏ chấp niệm với người khác cũng chính là buông tha cho chính mình? Làm sao để buông bỏ chấp niệm
Xem thêm: Văn khấn mồng 1 và ngày rằm hàng tháng
Chấp niệm là gì?
Chấp niệm là gì? Chính là ý niệm cố chấp tồn tại trong lòng người, là sự day dứt khi đánh mất điều gì đó, hay là những mong muốn mà không thể thực hiện được… nó tạo ra cho con người một vết tích để mỗi khi nghĩ đến lại đau đáu một nổi niềm không biết bao giờ giải tỏa.
Có nhiều loại chấp niệm, nhưng thường có hai loại chính: Chấp niệm về tình cảm và chấp niệm về sự nghiệp.
Chấp niệm về tình cảm: Là sự không cam lòng, day dứt khi bất lực không thể có được người mình yêu thương, hay là sự sai lầm đã đánh mất tình cảm quý giá của mình…Nó là một sự tồn tại dai dẳng cào cấu trầy xước như gai nhọn âm ỉ trong lòng. Khiến người mang nó khó có thể từ bỏ và cố gắng để đi tiếp dù đánh đổi bằng bất cứ giá nào với hy vọng đạt được mục đích… dĩ nhiên tùy mức độ nặng nhẹ và tùy tâm tính của từng người mang nó.
Chấp niệm về sự nghiệp: Là sự không cam lòng, sự day dứt khi bản thân chỉ là một con số không tròn trĩnh trong cõi đời này, hoặc mơ ước khát khao được vươn lên tầm cao trong xã hội, có được công danh sự nghiệp ổn định làm rạng rỡ tổ tông dòng họ và ngẩng cao đầu trước thiên hạ mà không có gì phải hổ thẹn khi được làm người.Chấp niệm này tạo cho người mang nó một động lực thôi thúc mạnh mẽ khiến bản thân phải học hỏi, phấn đấu để đạt được mục tiêu dù phía trước có gian khổ thế nào rồi cũng sẽ đạt được thành công…
Câu chuyện nhỏ về chấp niệm
Một đứa trẻ thò tay vào trong lọ lấy kẹo, nó muốn một lần lấy được nhiều chiếc nên đã lấy một nắm to, kết quả là tay bị mắc ở miệng lọ, làm thế nào cũng không thể rút ra được, sợ đến nỗi bật khóc. Ông nội nhìn thấy dáng vẻ lo lắng của cháu, chậm rãi nói: “Xem kìa! Cháu vừa không muốn bỏ lại số kẹo đó, lại vừa muốn rút tay ra, chi bằng biết đủ một chút, lấy ít đi một chút, nắm tay nhỏ lại tự nhiên sẽ có thể dễ dàng rút tay ra thôi!”
Trong cuộc sống tâm linh, để “có được” thì cần có đẩu óc thông minh, còn muốn “từ bỏ” thì lại càng cần có trí tuệ và dũng khí. Con người lúc nào cũng chỉ mưu cầu chiếm hữu mà rất ít khi biết từ bỏ đúng lúc. Vì vậy, người có tiền thì bị tiền bạc làm cho mệt mỏi, còn người có tình cảm thì bị tình cảm làm tổn thương…
Biết từ bỏ, dĩ nhiên không phải là yêu cầu chúng ta không làm gì cả, mà là sau khi hành động thì không nên đặt quá nặng yếu tố thành – bại, được – mất: tiền dĩ nhiên phải kiếm, nhưng sau khi kiếm được thì phải chi dùng thích hợp chứ không nên giống như Grandet ôm chặt tiền không chịu bỏ ra; tình cảm nên hi sinh, nhưng không cần nhất định phải được báo đáp…
Đức Phật thuyết giảng chấp niệm
Trong mắt người bình thường, vạn sự vạn vật của thế gian đều là vật thực, con người luôn nhìn nhận vạn vật thế gian bằng con mắt vốn có, dùng con mắt thế tục để đánh giá tất cả sự vật, vì thế thường bị những phiền não thị phi làm cho nghi hoặc, cuộc đời thêm biết bao đau khổ nhưng lại không biết làm thế nào để giải thoát.
Muốn giải thoát phiền não trong nhân gian, để tâm tịnh như nước, nếu chỉ đơn thuần dựa vào cái gọi là “thông minh tài trí” thế tục thì mãi mãi là không đủ, rất nhiều khi chúng ta cần đến một dũng khí, đó là dũng khí dám từ bỏ chấp niệm.
Có lẽ rất khổ cực, nhưng cuối cùng có một ngày, bạn sẽ phải học cách không quay đầu lại, tiêu sái đi về phía trước. Nhưng gặp được chuyện tốt, chớ có hỏi tương lai, dù cho lần này mưa gió qua nhanh, cũng mong bạn cuối cùng cũng có thể nói ra câu, “Cuối cùng ta cũng buông bỏ được người, cũng buông tha cho mình.”