Khám phá Tết Đoan Ngọ- những điều bạn cần biết

1131

Phongthuycanbiet.net: Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống của người dân Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch hàng năm. 

Theo sách Phong Thổ ký thì Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Dương. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là giữa trưa, Đoan Ngọ là bắt đầu lúc giữa trưa; còn Dương là mặt trời, là khí dương Đoan Dương nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.

Tết Đoan Ngọ ăn vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch. Sở dĩ Tết này được gọi là Tết Đoan Ngọ, chính vì tháng năm là tháng bắt đầu nắng to, khi dương đang thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa. Tết Đoan ngọ hay dân gian thường gọi là ngày Giết sâu bọ có ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa tâm linh của người Việt.

Theo địa bàn thì phương Nam là chính Ngọ, mà Ngọ là ngôi dương, cho nên tết này là Tết Đoan Dương. Vả chăng tháng năm cũng lại là tháng Ngọ trong một năm.

Ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là ngày Tết giết sâu bọ. Sở dĩ có tên gọi này là bởi trong giai đoạn chuyển mùa (từ xuân sang hè), dịch bệnh rất dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều phong tục khác nhau nhằm trừ trùng phòng bệnh.

Hiện nay, ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ được nếp xưa và rất coi trọng ngày Tết này. Sau Tết Nguyên Đán, Tết giết sâu bọ chính là dịp sum họp đầm ấm nhất. Đây chính là lí do mà những người đi làm ăn, dù xa xôi tới mấy cũng cố gắng thu xếp để về với gia đình

Cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ nào?

Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 Âm lịch.
Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h.

Tết Đoan Ngọ là lễ tết lớn của người Việt từ nhiều đời nay.

Theo tục lệ từ xưa, người dân thường cúng vào sáng sớm nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h.

Dịp Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch) là lúc tiết trời nóng bức nhất. Đây là lúc chuyển mùa, sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối.

Vì vậy, người dân thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ và dâng hương cầu tai qua nạn khỏi, được mùa

Theo quan niêm của người xưa: Trong cơ thể con người, nhất là bộ phận tiêu hoá thường có sâu bọ ẩn sống, nếu không diệt trừ thì sâu bọ ngày càng sinh sôi nảy nở gây nguy hại cho con người.

Lũ sâu bọ này chỉ lộ diện vào ngày 5/5 Âm lịch nên phải làm lễ trừ sâu bọ vào ngày này.

Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5 tháng 5.

Cách trừ sâu bọ trong người như sau: Mọi người sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc.

Sau đó bước chân ra khỏi giường ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.

Các món ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ

khám phá tết đoan ngọ

Cơm rượu nếp

Trong ngày Tết Đoan Ngọ, cơm rượu nếp chính là món ăn không thể thiếu. Người ta cho rằng bộ phận tiêu hóa của con người thường có những loại kí sinh trùng gây hại, và chúng nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng tiêu diệt hết được.

Tuy nhiên, trong ngày mùng 5/5 âm lịch, các loại kí sinh này thường ngoi lên. Lúc này, con người có thể ăn thức ăn, những loại hoa quả có vị chua, chát, nhất là rượu nếp để loại bỏ được chúng. Rượu nếp nên được ăn ngay khi vừa ngủ dậy để có thể đạt được hiệu quả.

Cơm rượu nếp chủ yếu là xôi còn nguyên hạt lên men, được gọi là “cái”. Người dân thường sử dụng các loại nếp trắng và cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men lên, ủ trong vòng 3 ngày. Thúng xôi ủ sẽ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, ta trộn nó với cái tạo thành vị ngọt, cay đặc trưng. Cơm rượu nếp thường rất dễ ăn, cả người già lẫn con trẻ đều có thể sử dụng.

Hoa quả

Các loại trái cây được chọn để cúng và ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ chủ yếu là các loại quả mùa hè, tươi ngon và có vị chua chua, thơm nức. Đó là những trái mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu. Đặc biệt là mận, vải. Nếu thiếu đi những thứ hoa quả này thì Tết Đoan Ngọ sẽ mất đi nhiều ý nghĩa của nó.

Bánh tro

Bánh tro là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam và một số nơi của Miền Bắc. Bánh tro có nhiều tên và hình dáng khác nhau như bánh ú, bánh tro, bánh âm và có vài biến thể khác nhau theo điệu phương.

Bánh tro được bán nhiều nhất trong ngày Tết Đoan Ngọ bởi người ta luôn tin rằng khi ăn bánh tro, cũng như hoa quả và rượu nếp vào ngày này, bệnh tật trong người sẽ tiêu tan hết.

Ông cha ta từ xưa quan niệm, tháng 5 âm lịch là lúc “độc trời” nhất trong năm, vì mùa hè oi bức, dễ sinh bệnh dịch, cho nên các món ăn chế biến cần có sự hấp thụ các đặc tính của cây cỏ, tác dụng là cho dễ tiêu, giải nhiệt.

Thịt vịt

Trong số các món ăn gắn liền với ngày Tết Đoan Ngọ thì có lẽ thịt vịt chính là món ít được nhắc tới nhất. Tuy nhiên ở một vài địa phương thì đây lại là một món ăn truyền thống bắt buộc phải có trong ngày Tết giết sâu bọ.

Theo lời người dân, thì tháng 5 âm lịch chính là thời điểm thịt vịt đạt đến độ thơm ngon nhất và không có mùi hôi. Thêm vào đó, thời tiết tháng 5 nóng nực, nhiệt độ cao nên người ta ăn thịt vịt có tính mát, bổ để quân bình nhiệt – hàn giữa Trời và Người.