Có rất nhiều người bị “bóng đè”. Vậy tại sao lại bị bóng đè , ai là người dễ bị bóng đè nhất. Cách xử lý khi bị bóng đè là gì? Mời các bạn cùng Phongthuycanbiet.net tìm hiểu nhé!
Nhiều người tin rằng “bóng đè” là do “người âm” hoặc “thần thánh” gây ra, hoặc do người bị “yếu bóng vía”. Từ đó dẫn đến tình trạng dán bùa đeo ngải, uống nước thải tàn nhang để mong “trục xuất” bóng ra… Vậy thực hư của hiện tượng này là gì?
1/ Bóng đè là gì?
Bóng đè là một hiện tượng rối loạn giấc ngủ không thực tổn (không có tổn thương thực thể), xuất hiện ở người khi ngủ. Bóng đè thường xuất hiện ở những người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, những người “yếu bóng vía”, hay ám ảnh vì những điều vu vơ mà thiếu suy xét khoa học, những người hay nghĩ về một vấn đề bế tắc trong nhiều ngày hoặc người khoẻ nhưng một lúc nào đó có điểm yếu trong tinh thần. Xem bói ngày hàng cho biếthững người hay sử dụng bia, rượu, chất kích thích cũng dễ bị bóng đè hơn.
2/ Ai là những người dễ bị bóng đè
- Nếu bố hoặc mẹ bạn bị bóng đè, bạn cũng có thể bị bóng đè khi ngủ.
- Người bị thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc dễ gặp bóng đè hơn người khác.
- Mọi hôm bạn ngủ theo một tư thế khác, hôm nay bỗng dưng đổi tư thế cũng dễ gặp bóng đè.
- Bóng đè dễ xảy ra hơn nếu bạn nằm ngửa (mặc dù khoa học vẫn chưa biết lí do tại sao).
- Công việc của bạn đòi hỏi phải làm ca kíp.
- Bạn bị căng thẳng hoặc đang dùng một số loại thuốc.
- Bạn bị một rối loạn giấc ngủ ví dụ như chứng ngủ rũ (ngủ gật đột ngột và không kiểm soát được).
Nhiều người chỉ bị bóng đè ở một số giai đoạn trong đời, và nó thường xuất hiện ở tuổi thanh thiếu niên. Bóng đè ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn phụ nữ.
3/ Triệu chứng của bóng đè
- Hiện tượng bóng đè có thể xuất hiện chỉ 1 lần hoặc thường xuyên, thậm chí nhiều lần trong 1 đêm.
- Bóng đè thường xuất hiện khi bạn sắp thức giấc hoặc xuất hiện ngay khi bạn vừa mới ngủ.
- Không có khả năng di chuyển cơ thể khi ngủ hoặc khi thức dậy, kéo dài trong vài giây hoặc vài phút
- Tỉnh táo
- Không thể nói trong khi bị bóng đè
- Có ảo giác và cảm giác sợ hãi
- Cảm thấy áp lực lên ngực
- Khó thở
- Cảm giác như cái chết đang đến gần
- Đổ mồ hôi
- Đau đầu, đau cơ và hoang tưởng
- Sau khi trải qua một lần bị bóng đè, bạn có thể cảm giác rất buồn và lo lắng.
4/ Các trạng thái khác nhau của bóng đè
Theo bói bài cho hay trên thực tế, có rất nhiều kiểu “bóng đè” với những diễn biến khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, có một điểm chung là sự tức ngực, ngạt thở giống y hệt như những triệu chứng lâm sàng của một cơn ngừng tim, suy hô hấp nhưng không vùng vẫy hay kêu la được… Nhiều người tỉnh rồi mà vẫn còn sợ, không dám hoặc không thể ngủ tiếp được nữa.Ngành tâm thần học chia “bóng đè” thành 3 nhóm:
Ảo giác đột nhập: Người bị “bóng đè” dạng này thường thấy có người lạ vào phòng mình, đi lại xung quanh hoặc ngồi ngay lên giường ngủ… Cảm giác sợ hãi khiến cơ thể họ tê cứng, khó thở, lúc tỉnh dậy mình mẩy mỏi nhừ… là hậu quả của những cơn co cơ.
Ảo giác thăng bằng: Hiện tượng này có liên quan đến chứng rối loạn tiền đình. Người bị “bóng đè” dạng này thường thấy mình bị rơi xuống vực sâu hoặc ngã từ trên những tòa nhà cao tầng xuống đất với những cảm giác y như thật, chẳng khác gì đi máy bay trong những hôm thời tiết xấu, máy bay lọt vào một ổ trống không khí, ruột gan như muốn trào ra ngoài. Một cảm giác “thật” xuất hiện trong một thực tế “ảo”.
Điều rất đặc biệt là khi rơi, khi ngã, họ không bao giờ thấy mình chạm đáy mà chỉ rơi lưng chừng là họ đã tỉnh giấc vì sợ. Lúc đó, người họ vã mồ hôi, tim đập nhanh, hồi hộp, chân tay co quắp, phải mất vài ba phút họ mới trấn tĩnh lại được.
Ảo giác thực thể: Đây là dạng “bóng đè” phổ biến nhất, phần lớn xuất hiện vào khoảng gần cuối giấc ngủ. Những người này bị “bóng đè” ở vùng ngực, bụng khiến họ như tê dại, không thở được. Chỉ đến khi xuất hiện tình trạng thiếu oxy lên não thì họ mới tỉnh. Lúc ấy, họ thở hổn hển, ra nhiều mồ hôi. Có người do suy nhược thần kinh, một đêm bị “đè” 2-3 lần khiến họ “sợ” ngủ. Lâu dài dẫn đến suy nhược cơ thể.
5/ Phòng ngừa khi bị bóng đè
Để cải thiện tình hình và phòng tránh hiện tượng bóng đè, các chuyên gia lịch âm dương 2020 cho biết người dân cần thực hiện các biện pháp như sau:
- Hàng ngày ngủ đủ giấc từ 7 – 8 giờ đối với người trưởng thành.
- Thực hiện thời gian biểu sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, nên đi ngủ vào một giờ nhất định vào buổi tối và thức dậy đúng giờ vào buổi sáng
- Cải thiện môi trường ngủ: nên tạo ra một không gian ngủ yên tĩnh và thoải mái nhất.
- Mặc đồ ngủ thoải mái, bỏ hẳn nịt ngực và áo lót quá chật.
- Nếu sử dụng máy điều hòa nhiệt độ thì chỉnh nhiệt độ phòng khi ngủ khoảng 26-28 độ C.
- Giường ngủ cần sạch sẽ, êm ái, thoải mái.
- Tập thể dục thường xuyên hàng ngày để giúp ăn ngon, ngủ yên nhưng lưu ý là không tập trước khi đi ngủ.
- Giảm uống trà, cà phê và những chất có chứa caffein trước khi ngủ tối từ 3-5 giờ.
- Không nên ăn quá no hay uống rượu bia trước khi ngủ.
- Bỏ thuốc lá, thuốc lào vì chất nicotin trong thuốc có thể kích thích làm khó ngủ và hay mộng mị.
- Nên ngủ trưa từ 15 – 30 phút mỗi ngày giúp ổn định thần kinh và tốt cho sức khỏe.
- Quản lý các triệu chứng trầm cảm hoặc rối loạn lo âu
- Không ngủ sấp