Giờ hoàng đạo là gì ? Cách tính giờ hoàng đạo trong ngày?

3267

Giờ Hoàng Đạo là gì là định nghĩa khá xa lạ đối với giới trẻ hiện nay. Thế nhưng, từ trước tới nay thì ông cha ta vẫn tiến hành các công việc quan trọng trong giờ Hoàng Đạo. Để giúp các bạn hiểu về ngày Hoàng Đạo là gì, phongthuycanbiet.net sẽ giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

1. Giờ hoàng đạo là gì?

Theo phong tục cổ truyền thì trước khi bắt đầu làm một việc gì đó thì ngoài việc chọn ngày tháng tốt thì còn phải chọn được giờ hoàng đạo. Vậy giờ hoàng đạo là gì và có ý nghĩa như thế nào trong đời sống con người?

Giờ hoàng đạo có nghĩa là giờ tốt, trong khung giờ này con người có thể tiến hành làm những việc trọng đại như là cưới hỏi, nhập học, an táng, buôn bán, khởi công,… Ngược lại với giờ hoàng đạo chính là giờ hắc đạo. Nếu như giờ hoàng đạo là giờ tốt thì giờ hắc đạo lại là giờ xấu, vì vậy mà con người nên tránh làm bất cứ việc gì trong khung giờ này.

Theo tư vấn phong thủy, khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma hạ huyệt đều phải chọn giờ Hoàng đạo tránh giờ Hắc đạo. Trừ trường hợp đặc biệt, ví dụ sắp đến giờ tàu xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được… Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc.

2. Cách tính giờ Hoàng Đạo trong ngày

Để tính giờ tốt này, trước hết chúng ta cần phải hiểu cách tính giờ theo Can Chi của người xưa. Mỗi giờ theo cách tính này sẽ tương ứng với 2 giờ hiện tại.

Các giờ tính theo can chi gồm có: giờ Tý (từ 23h – 01h), Sửu (từ 1h – 3h), Dần (từ 3h – 5h), Mão (từ 5h – 7h), Thìn (từ 7h – 9h), Tỵ (từ 9h – 11h), Ngọ (từu 11 – 13h), Mùi (từ 13 – 15h), Thân (từ 15h – 17h), Dậu (17 – 19h), Tuất (19 – 21h), Hợi (21 – 23h).

Cách tính giờ Hoàng Đạo

Để tính giờ tốt trong ngày, chúng ta sẽ căn cứ theo bài thơ lục bát ở bảng sau.

Bảng tính giờ hoàng đạo

Lưu ý: mỗi dòng sẽ gồm 2 câu thơ với 14 chữ. 2 chữ đầu là tên của ngày, các chữ tiếp theo ứng với các giờ Ty, Sửu, Dần, Mão,…

Mỗi câu lục bát sau đây có 14 chữ: Hai chữ đầu chỉ 2 ngày, chhứ 3 chỉ giờ tý, chữ thứ 4 chỉ giờ sửu, lần lượt theo thứ tự từ chữ thứ 3 đến chữ 14 chỉ từ giờ tý, sửu, dần, mão…xem trong bảng, thấy chữ nào có phụ âm đầu là chữ “Đ” thì đó là giờ hoàng đạo. Phân tích tỷ mỉ hơn thì đó là các giờ: Thanh long, Minh đường, kim đường, thiên lương, ngọc đường, hoàng đạo

Khi tra cứu bảng, đến giờ nào ứng với câu thơ có chữ “Đ” ở đầu thì đó chính là giờ Hoàng Đạo trong ngày.

Trên đây là định nghĩa giờ Hoàng Đạo là gì và cách tình giờ Hoàng Đạo trong ngày. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về những giờ tốt và những giờ xấu trong một ngày.